Nhìn lại chu kỳ 10 năm gần nhất, ngành ngân hàng có vẻ như đang ở thời kỳ tốt nhất của mình. Lợi nhuận các ngân hàng liên tục đạt những đỉnh cao mới. Một phần nhờ quy mô tài sản và hiệu quả sinh lời gia tăng, một phần nhờ chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể.
Đầu thập kỷ trước, sau một giai đoạn tăng trưởng nóng, từ giữa
năm 2011, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) rơi vào tình trạng nợ xấu tăng nhanh,
thanh khoản yếu kém, khả năng sinh lời suy giảm. Theo
báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu ngành ngân hàng vào thời
điểm 30/09/2012 lên đến 17,21% tổng dư nợ tín dụng. Trước áp lực này, đến giữa năm
2013, Chính phủ ra quyết định thành lập công ty Quản lý tài sản VAMC nhằm mục
đích xử lý nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD.
(Số liệu tính trên 8 ngân hàng lớn, chiếm 60% dư nợ toàn hệ thống)
Nhờ VAMC, lợi nhuận báo cáo của các Ngân hàng không bị ảnh hưởng
mạnh trong ngắn hạn (do thay vì trích lập dự phòng ngay nợ xấu, các Ngân hàng được
phép trích dần trong 5 năm), mà lại chịu ảnh hưởng nhỏ hơn trong thời gian dài.
Các Ngân hàng hàng đầu phải đến giai đoạn năm 2017 – 2018 mới trích lập xong hết nợ
xấu bán cho VAMC, trong khi một số TCTD top sau đến thời điểm hiện tại (2021) vẫn
chưa xử lý xong. Khi không còn áp lực từ nợ xấu VAMC, các Ngân hàng đều ghi nhận
lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc.
(Số liệu tính trên 8 ngân hàng lớn, chiếm 60% dư nợ toàn hệ thống)
Ảnh hưởng của nợ xấu là rất lớn đến lợi nhuận của các Ngân hàng. Không may thay, đầu thập kỳ này, hệ thống Ngân hàng lại đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Qua đồ thị ở trên, có thể thấy các số liệu tài chính đến hết năm 2020 vẫn khá đẹp và dường như chưa bị ảnh hưởng của đại dịch. Đối diện với rủi ro lần này, NHNN đã sớm ban hành cơ chế cho phép các Ngân hàng được trích lập nợ xấu ảnh hưởng bởi đại dịch trong vòng 3 năm, tương tự như cơ chế VAMC trước đây, để tránh những cú hit quá mạnh lên toàn bộ hệ thống. Không chỉ riêng NHNN, hệ thống Ngân hàng sau 10 năm đã có nhiều cải thiện về mặt quản trị rủi ro, như xây dựng hệ thống phân cấp thẩm quyền hợp lý hơn; áp dụng các tiêu chuẩn Quản trị rủi ro tiên tiến như Basel 2..., do đó có thể kỳ vọng rủi ro nợ xấu lần này sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên không ai có thể dám chắc điều này, là một nhà đầu tư thì cũng nên hoài nghi và thận trọng !
Tuyên bố miễn trách: Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân, không khuyến nghị mua bán cổ phiếu, và thực tế tôi cũng không đoán được giá cổ phiếu tăng hay giảm.
Công bố về mâu thuẫn lợi ích: Tại thời điểm viết và đăng bài, tôi nắm giữ vị thế liên quan đến cổ phiếu ngành ngân hàng, được hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu ngành này.
0 comments:
Đăng nhận xét