CFA hay FRM là 2 chứng chỉ khá nổi tiếng và phổ biến trong ngành tài chính, được nhiều người trong ngành theo đuổi. Vậy CFA có gì khác so với FRM ? Nên học CFA hay FRM? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng so sánh một số thông tin cơ bản về 2 chứng chỉ này:
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa CFA và FRM là gì?
Qua danh sách các môn học nêu trên, có thể dễ dàng nhận ra chương trình FRM rất chuyên sâu về quản trị rủi ro, thiên về tài chính định lượng (quantitative finance) phù hợp với công việc trong khối quản trị rủi ro tại các định chế tài chính và doanh nghiệp (ở Việt Nam, nghề quản trị rủi ro mới chỉ phổ biến trong các định chế tài chính lớn như ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán lớn, fintech…). Chương trình CFA đào tạo về traditional finance nhiều hơn (tài chính kế toán, phân tích BCTC, phân tích đầu tư…); CFA có đề cập một chút đến quản trị rủi ro, nhưng chủ yếu là quản trị rủi ro trong quản trị danh mục đầu tư, không đa dạng và chuyên sâu như FRM. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, một số vị trí nghề nghiệp nếu nghe lướt qua có thể nghĩ rằng phù hợp với FRM như: thẩm định/tái thẩm định khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại (rất giống quản trị rủi ro); nhưng thực chất công việc này lại sử dụng nhiều kiến thức tài chính/kế toán, phân tích tài chính nên học chứng chỉ CFA sẽ phù hợp hơn.
Tóm lại, chứng chỉ FRM phù hợp nhất với người theo đuổi lĩnh vực Quản trị rủi ro. Chứng chỉ CFA có ứng dụng đa dạng hơn, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn so với FRM, đặc biệt là các công việc sử dụng kiến thức tài chính/kế toán/phân tích tài chính/phân tích đầu tư.
0 comments:
Đăng nhận xét