Chứng quyền (tiếng anh là Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán phái sinh do các công ty chứng khoán phát hành, dựa trên một cổ phiếu cơ sở nào đó để xác định lãi lỗ (ví dụ chứng quyền C-FPT là dựa trên giá cổ phiếu FPT). Đây là một sản phẩm có tính đòn bẩy, do đó nhà đầu tư có thể lãi nhiều hơn khi giá cổ phiếu FPT tăng nếu mua C-FPT thay vì mua chính cổ phiếu FPT, đồng thời cũng có thể thua lỗ nhiều hơn, thậm chí là mất trắng nếu giá cổ phiếu FPT giảm. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem xét ví dụ về chứng quyền FPT dưới đây:
Hình 1:
Chứng quyền FPT, được công ty Chứng khoán BSC phát hành, niêm yết trên sàn HOSE
với mã CFPT2301 (nguồn: Vietstock).
Một số thông tin về chứng quyền từ hình trên:
Mua chứng
quyền: tương tự như mua cổ phiếu, mã giao dịch là CFPT2301.
Giá chứng quyền phiên gần nhất: 2,170 VNĐ/chứng quyền.
Giá chứng
khoán cơ sở (cổ phiếu FPT) phiên gần nhất: 81,600 VNĐ/cổ phiếu.
Giá thực
hiện (dùng để tính lãi lỗ): 84,000 (giải thích chi tiết ở bên dưới).
Giá hòa vốn: 97,020. Nếu nhà đầu tư mua chứng quyền ở giá hiện tại (2,170 VNĐ), thì khi giá cổ phiếu FPT đạt 97,020 nhà đầu tư sẽ hòa vốn (giải thích chi tiết ở bên dưới).
Khi tìm hiểu thông tin chi tiết về chứng quyền, ta có các thông tin sau:
Hình 2: Thông tin chi tiết về chứng quyền (nguồn: Vietstock).
Một số thông tin cần lưu ý khi tìm hiểu về CW:
Ngày giao dịch
cuối cùng 23/06/2023 và ngày đáo hạn 27/06/2023
Đây là ngày
cuối cùng để nhà đầu tư có thể mua/bán CW, sau ngày này nếu vẫn còn tiếp tục nắm
giữ chứng quyền thì công ty chứng khoán sẽ tính toán lãi lỗ để thanh toán cho
nhà đầu tư trong vòng (5) ngày sau ngày đáo hạn 27/06/2023.
Giá thực hiện
84,000
Đây là mức
giá để tính lãi lỗ. Khi nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu giá bình quân 5 phiên gần
nhất của cổ phiếu FPT lớn hơn 84,000 thì nhà đầu tư sẽ được CTCK thanh toán tiền
cho phần chênh. Lãi/lỗ thực tế của nhà đầu tư sẽ bằng số tiền nhận được này trừ
đi số tiền nhà đầu tư bỏ ra mua chứng quyền.
Tỷ lệ chuyển
đổi 6 : 1
Sở hữu 6 chứng
quyền tương đương 1 cổ phiếu FPT khi tính lãi lỗ. Nhà đầu tư có thể thấy 6 chứng
quyền hiện có giá 2,170 VNĐ x 6 = 13,020 VNĐ, rẻ hơn rất nhiều khi mua 1 cổ phiếu
FPT với giá 81,600 VNĐ. Chính vì vậy CW là sản phẩm có tính đòn bẩy.
Tính lãi lỗ của CW khi nắm giữ tới đáo hạn như thế nào?
Hãy cùng
xem xét ví dụ sau: Nhà đầu tư mua 10000 chứng quyền bên trên với giá 2170 VNĐ/chứng
quyền, nắm giữ tới đáo hạn. Hãy tính lãi/lỗ của nhà đầu tư nếu giá cổ phiếu FPT
bình quân 5 phiên gần nhất trước ngày đáo hạn là: Trường hợp 1: 100,000; Trường
hơp 2: 81,000; Trường hợp 3: 97,020? So sánh với lợi nhuận đầu tư vào cổ phiếu
FPT thay vì chứng quyền ? (bỏ qua các loại thuế/phí).
Giải:
Số tiền gốc
bỏ ra đầu tư là: 10,000 x 2,170 = 21,700,000 VNĐ.
Số tiền này
dung để mua 10,000 chứng quyền với giá 2,170 VNĐ/chứng quyền hoặc mua 265 cổ phiếu
FPT với giá 81,600 VNĐ/cổ phiếu.
Trường hợp 1: Giá FPT là 120,000
- Số tiền lãi nếu đầu tư vào cổ phiếu FPT = 265 x (120,000 – 81,600) = 10,176,000 (tương đương tỷ suất lợi nhuận 47%).
- Số tiền lãi nếu đầu tư vào chứng quyền.
- Quy đổi số cổ phiếu FPT sở hữu = 10,000 / 6 = 1,666.67 CP. (tỷ lệ chuyển đổi 6:1).
- Lợi nhuận quy đổi = 1,666.67 x (100,000 – 84,000) = 60,000,120 VNĐ. (84,000 VNĐ là mức giá thực hiện, dùng để tính lãi lỗ).
- Lợi nhuận trừ chi phí mua chứng quyền = 60,000,120 – 21,700,000 = 38,300,120. (tương đương tỷ suất lợi nhuận 176%).
Như vậy đầu tư vào chứng quyền lãi hơn nhiều so với đầu tư vào CP FPT.
Trường hợp 2: Giá FPT là 81,000
- Số tiền lỗ nếu đầu tư vào cổ phiếu FPT = 265 x (81,000 – 81,600) = -159,000 (tương đương lỗ 0.7%).
- Số tiền lỗ nếu đầu tư vào chứng quyền:
- Quy đổi số cổ phiếu FPT sở hữu = 10,000 / 6 = 1,666.67 CP. (tỷ lệ chuyển đổi 6:1)
- Vì 81,000 < 84,000 nên Nhà đầu sẽ không được thanh toán
- Tổng mức lỗ = 0 – 21,700,000 = - 21,700,000. (tương đương lỗ 100% số tiền đầu tư).
Trong trường hợp này đầu tư vào chứng quyền thua lỗ lớn hơn rất nhiều so với
đầu tư cổ phiếu.
Trường hợp 3: Giá FPT là 97,020
- Số tiền lãi nếu đầu tư vào cổ phiếu FPT = 265 x (97,020 – 81,600) = 4,086,300 (tương đương tỷ suất lợi nhuận 18,8%).
- Số tiền lãi nếu đầu tư vào chứng quyền:
- Quy đổi số cổ phiếu FPT sở hữu = 10,000 / 6 = 1,666.67 CP. (tỷ lệ chuyển đổi 6:1)
- Lợi nhuận quy đổi = 1,666.67 x (97,020 – 84,000) = 21,700,043 VNĐ.
- Lợi nhuận trừ chi phí mua chứng quyền = 21,700,043 – 21,700,000 = 43. (tương đương tỷ suất lợi nhuận 0%).
Như vậy đầu tư vào chứng quyền trong trường hợp này là hòa vốn, và mức giá cổ phiếu 97,020 được gọi là mức giá hòa vốn của chứng quyền. Nhà đầu tư có thể tính nhanh ra con số này bằng công thức 2,170 x 6 + 84,000 = 97,020 (Giá chứng quyền x tỷ lệ chuyển đổi + giá thực hiện).
Tại sao chứng quyền lại có giá trị khi mà mức giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn cả mức giá hòa vốn ?
Vì giá trị của chứng
quyền bao gồm 2 phần : Giá trị thời gian (hay còn gọi là giá trị đầu cơ) +
Giá trị nội tại.
+ Giá trị nội tại
tính toán theo cách vừa trình bày bên trên, và hoàn toàn có thể bằng 0 (khi giá
cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá hòa vốn).
+ Giá trị thời
gian được tính toán bằng một công thức tương đối phức tạp, tuy nhiên có thể hiểu
một cách đơn giản như sau : Vì chứng quyền có 1 khoảng thời gian nữa mới
đáo hạn, nên rất có thể trong thời gian đó giá cổ phiếu cơ sở sẽ tăng mạnh, vượt
qua ngưỡng hòa vốn và có lãi, điều này tạo nên giá trị thời gian của chứng quyền.
Giá trị thời gian của chứng quyền sẽ giảm dần về 0 khi chứng quyền càng gần
ngày đáo hạn.
+ Như vậy giá của
chứng quyền sẽ tiến dần về giá trị nội tại khi càng đến gần ngày đáo hạn. Nếu
giá trị nội tại bằng 0 thì giá chứng quyền sẽ tiến dần về 0.
+ Một lưu ý khác
cho nhà đầu tư muốn nắm giữ chứng quyền trong một thời gian dài là : Tại
ngày hôm nay, giá chứng khoán cơ sở là 81,600 thì giá chứng quyền là
2,170 ; nhưng sau 2 tháng nữa, nếu giá chứng khoán cơ sở vẫn ở mức 81,600
thì giá chứng quyền sẽ thấp hơn 2,170 rất nhiều (do giá trị thời gian đã giảm đi).
Nếu giá của chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá hòa vốn (giá trị nội tại = 0) thì có thể kiếm lời từ chứng quyền hay không ?
Có. Trong một
khoảng thời gian ngắn (vài phiên giao dịch), thì giá chứng quyền sẽ biến động mạnh
hơn giá cổ phiếu cơ sở. Nếu giá cổ phiếu cơ sở tăng 3% thì giá chứng quyền có
thể tăng trên 10%. Giá chứng quyền biến động mạnh nhất khi mức giá chứng khoán
cơ sở dao động quanh mức giá thực hiện (trong ví dụ trên là 84,000).
Quy mô giao dịch chứng quyền khá nhỏ, giá chứng quyền có thể bị ‘thao túng’ một cách dễ dàng hay không ?
Không. Giá chứng quyền được nhà tạo lập (là công ty chứng khoán phát hành) niêm yết giá mua/bán 2 đầu theo một công thức tính toán nhất định, phù hợp với giá của chứng khoán cơ sở. Muốn ‘thao túng’ giá chứng quyền phải ‘thao túng’ giá của chứng khoán cơ sở, và điều này có vẻ như không khả thi và cũng không hợp lý về mặt chi phí.
Có nên đầu tư chứng quyền hay không ?
Chứng quyền là sản phẩm có rủi ro cao, phù hợp với dân chuyên nghiệp, những nhà đầu tư mới, không chuyên thì không nên tham gia. Trường hợp vẫn muốn tham gia để biết thì chỉ nên đầu tư với quy mô nhỏ, không nên thấy lãi nhiều mà ham (các sản phẩm có tính 'cờ bạc' thường gây nghiện), và khi thua lỗ cũng không ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của bản thân và gia đình.
0 comments:
Đăng nhận xét